094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000, HACCP cho doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp thực phẩm

Để đơn giản hoá thủ tục và tiệm cận với các phương thức quản lý an toàn thực phẩm chung trên toàn cầu, nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về an toàn thực phẩm có quy định: “Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Nghĩa là Doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp, thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Vì vậy, chứng nhận CAC xin cung cấp dịch vụ tư vấn, chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP đến quý khách hàng có nhu cầu.

Tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000 là Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm. Dựa trên phương pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của HACCP, ISO 22000 sẽ giảm thiểu rủi ro về ATTP và hiện thực hóa việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Phiên bản hiện tại của ISO 22000 là ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn HACCP là là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Tiêu chuẩn HACCP được đưa ra với mục đích làm giảm rủi ro mối nguy hóa học, sinh học, vật lý của thực phẩm cho con người.

Thủ tục tư vấn, đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 – HACCP

Với nhiều năm kinh nghiệm CAC sẽ tư vấn, thực hiện dịch vụ cấp chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP cho khách hàng nhanh nhất, với chi phí thấp nhất. Chúng tôi thực hiện các quy trình sau cho khách hàng.

1. Thủ tục tư vấn ISO 22000:2018 – HACCP

Bước 1: Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý ATTP để xác định nhu cầu quản trị nội bộ và những điểm yếu so với:
Tiêu chuẩn và các đặc tính của thực phẩm,

Sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật liên quan,

Quy trình sản xuất/chế biến và thực hành kiểm soát ATTP hiện tại.

Bước 2: Đề xuất và thảo luận mô hình HTQL ATTP, những bổ sung/thay đổi cần thiết về hạ tầng, môi trường và Kế hoạch chi tiết triển khai dự án.

Bước 3: Hướng dẫn về nhận thức, diễn giải yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP cho thành viên Nhóm dự án và cán bộ quản lý ATTP

Bước 4: Hướng dẫn phân tích các mối nguy, phát triển các PRPs, Kế hoạch HACCP và các tài liệu khác theo yêu cầu của tiêu chuẩn và nhu cầu quản trị nội bộ về ATTP.

Bước 5: Đào tạo các đánh giá viên nội bộ và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ; Hướng dẫn thực hiện xem xét HTQL ATTP.

Bước 6: Hướng dẫn chuẩn bị và sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận nhận; Hướng dẫn thực hiện các thủ tục khắc phục sau chứng nhận để cấp chứng chỉ.

Bước 7: Hướng dẫn duy trì đánh giá nội bộ, xem xét hệ thống, rà soát và cải tiến tài liệu, tái đào tạo và đào tạo bổ sung sau chứng nhận.

Ngoài ra CAC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các giấy tờ về sức khoẻ, hợp đồng lao động, hợp đồng nguyên liệu, kết quả thử nghiệm, các giấy tờ liên quan đến an toàn thực phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp, thực phẩm phải có.

>> Mời bạn xem thêm thông tin: chứng nhận Haccp Code:2003

Thủ tục đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 – HACCP

Sau khi đơn vị tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp, thực phẩm xây dựng thành công hệ thống ISO 22000:2018 hoặc HACCP doanh nghiệp cần phải xin chứng nhận của Tổ chức chứng nhận được chỉ định. Theo đó, Thủ tục chứng nhận ISO 22000:2018 đều phải tuân theo các bước sau:

Chứng nhận cho doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp thực phẩm

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Cuộc tiếp xúc diễn ra nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:

– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận

– Các bước của thủ tục chứng nhận

– Tiêu chuẩn ứng dụng

– Các chi phí dự tính

– Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000:2018 hoặc HACCP

– Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000:2018 hoặc HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000:2018 hoặc HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000:2018 hoặc HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về ISO 22000 hoặc HACCP

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:

– Chính sách, mục tiêu, sổ tay ISO 22000:2018 hoặc HACCP

– Các quy trình, hướng dẫn vận hành sản xuất, vệ sinh

– Kế hoạch HACCP: Bảng mô tả sản phẩm, bảng phân tích và kiểm soát mối nguy…

– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,sửa chữa…

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

– Các văn bản tài liệu ISO 22000:2018 hoặc HACCP sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000:2018 hoặc HACCP với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh

+ Việc thẩm tra và xác nhận các CCP

+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000:2018 hoặc HACCP

– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000:2018 hoặc HACCP.

– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc HACCP

– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc HACCP nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc HACCP cho khách hàng. Chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc HACCP có giá trị 3 năm.

Thời gian thực hiện dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP của CAC với thời gian nhanh chóng. Doanh nghiệp sẽ nhận được đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn HACCP trong an toàn thực phẩm

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các Dịch vụ chứng nhận ISO 9001-2015 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 13485, ISO 14001, VietGAP, nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận chất lượng hợp quy, hợp chuẩn sản phẩm.
Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000-2018 hoặc HACCP CODE:2003 vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí:

Điện thoại/zalo: 0913261823 (MS. Vòng)

Email: vongvt.icb@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook