094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

KHÓA ĐÀO TẠO NHẬN THỨC CHUNG VỀ ISO 22000:2018

ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý về An toàn thực phẩm phù hợp với thực tiễn tốt nhất được quốc tế công nhận và sử dụng cấu trúc cấp cao. Được đào tạo ISO 22000 và được cấp giấy chứng nhận sẽ giúp các tổ chức cung cấp thực phẩm an toàn cũng như chủ động cải thiện hiệu suất FSMS của mình.

Đào tạo áp dụng ISO 22000 là một hoạt động giảng dạy cho các cá nhân tại doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu hiểu rõ và thực hành ISO 22000 hiệu quả, khoa học. Tại khóa đào tạo, học viên sẽ được tiếp cận các thông tin, kiến thức, kỹ năng quản lý, xây dựng, vận hành hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMS) để có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn và doanh nghiệp.

Sau khóa học, học viên sẽ nhận được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết xung quanh ISO 22000 và doanh nghiệp sẽ sở hữu được đội ngũ quản lý chuyên gia đủ khả năng để làm tốt các công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như tạo cơ sở để được cấp chứng nhận ISO 22000 – giấy phép chứng minh đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được phép hoạt động.

Giới thiệu chung về khóa đào tạo ISO 22000

Với những ai muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực liên quan tới thực phẩm thì khóa đào tạo ISO 22000 của Chứng nhận CAC sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng vô cùng cần thiết. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ nắm vững những kiến thức về ISO 22000 và được cấp chứng chỉ ISO 22000.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi ISO, được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được chấp nhận và có giá trị trên quy mô toàn cầu.

Để đáp ứng những quy định của pháp luật hiện hành cũng như thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn sản phẩm của người tiêu dùng thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng ISO 22000.

Là đơn vị hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo ISO, Chứng chỉ CAC thường xuyên khai giảng các khóa đào tạo ISO 22000 giúp học viên nắm vững những kiến thức về ISO 22000 cũng như nắm vứng những kiến thức và kỹ năng để trở thành một đánh giá viên nội bộ ISO 22000 chuyên nghiệp.

Mục tiêu khóa học ISO 22000

  • Học viên được đào tạo nhận thức về ISO 22000:2018, giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của ISO 22000.
  • Nắm rõ các yêu cầu và thay đổi của phiên bản ISO 22000:2018 so với phiên bản tiền nhiệm.
  • Hiểu được các nguyên tác và thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực An toàn thực phẩm.
  • Biết được cấu trúc của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.
  • Hiểu và biết cách áp dụng các kỹ thuật vào phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro.
  • Hiểu các yếu tố và tầm quan trọng của một chương trình tiên quyết hiệu quả.
  • Trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng và phương pháp cần có để thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
  • Nâng cao ý thức Nhân viên về an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong phòng ngừa tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Hiểu rõ được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và phương pháp triển khai áp dụng.

Đối tượng học ISO 22000

  • Những chuyên gia an toàn thực phẩm muốn phát triển hệ thống quản lý toàn diện.
  • Những cá nhân muốn tích hợp ISO 9001:2015 với hệ thống an toàn thực phẩm.
  • Những cá nhân chịu trách nhiệm cho việc đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Sinh viên trong ngành Công nghệ thực phẩm, Hóa thực phẩm, Chế biến thực phẩm, Công nghệ sinh học,…
  • Những cá nhân quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm và mong muốn tạo ra sản phẩm cho cá nhân hoặc thương mại hóa.

Giảng viên đào tạo ISO 22000:2018

Là chuyên gia đầu ngành có hơn 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn đào tạo, đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018.

Lợi ích khi tham gia khóa học

Đối với học viên:

  • Có đầy đủ các kiến thức xung quanh việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn ISO 22000 vào công việc.
  • Khả năng hiểu, thực hành và áp dụng các văn bản quy trình, hồ sơ cần thiết khi công tác.
  • Cơ hội thăng tiến trong tổ chức doanh nghiệp, trở thành một cá nhân trụ cột.

Đối với doanh nghiệp:

  • Giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc các kết quả không mong muốn trong quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả.
  • Xây dựng các phương án thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cũng như nâng cao uy tín sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
  • Tránh các rủi ro pháp lý liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Sở hữu đội ngũ chuyên gia đánh giá đủ năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác ATTP.

Chương trình khóa đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 22000

Tổng quan khóa đào tạo

Về kiến thức:

  • Nhận ra một khuôn khổ điển hình để thực hiện ISO 22000 theo chu trình P – D – C – A.
  • Giải thích các khái niệm và yêu cầu chính của ISO 22000 từ góc độ triển khai.
  • Xác định các lợi ích cụ thể cho một tổ chức liên quan đến việc triển khai HTQLATTP hiệu quả.

Về kỹ năng:

  • Tiến hành đánh giá cơ bản về vị trí hiện tại của tổ chức liên quan đến ISO 22000.
  • Thực hiện các khái niệm chính của ISO 22000.
  • Thực hiện các yêu cầu chính của ISO 22000.

Nội dung khóa đào tạo

Nội dung khóa đào tạo nhận thức chung về ISO 22000:2018
Nội dung khóa đào tạo nhận thức chung về ISO 22000:2018

Phần I. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 22000

  • Giới thiệu khái quát về ISO 22000:2018.
  • Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 22000.
  • Yêu cầu cốt lõi ISO 22000:2018.
  • Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến An toàn thực phẩm.
  • Nhận thức chung về An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018.
  • Nhận biết và kiểm soát các mối nguy hại trong quá trình sản xuất và chế biến.
  • Yêu cầu chung/ Yêu cầu về hệ thống tài liệu/ Thảo luận.

Phần II. Phân tích chi tiết các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Bối cảnh tổ chức

  • Bối cảnh của tổ chức về môi trường.
  • Nắm rõ các yêu cầu của các bên liên quan.
  • Phạm vi của Hệ thống quản lý.
  • Hệ thống quản lý an toàn môi trường và các quá trình của nó.

Sự lãnh đạo

  • Cam kết của lãnh đạo.
  • Hướng vào khách hàng.
  • Chính sách chất lượng môi trường.
  • Vai trò trách nhiệm và quyền hạn.
  • Sự tham gia và tham vấn của người lao động.

Hoạch định

  • Hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội.
  • Nhận biết khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường và cơ hội.
  • Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.
  • Điều khoản cần viết cho ISO 22000.
  • Xây dựng và hoạch định để mục tiêu chất lượng môi trường.
  • Hoạch định thực hiện hành động.

Sự hỗ trợ

  • Nguồn lực con người – Cơ sở hạ tầng, môi trường – Theo dõi đo lường.
  • Tri thức tổ chức – Năng lực – Nhận thức.
  • Trao đổi thông tin thích hợp cho nội bộ và bên ngoài.
  • Thông tin dạng văn bản – Tạo lập và cập nhật – Kiểm soát thông tin dạng văn bản.

Tác nghiệp

  • Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện.
  • Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ.
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ.
  • Kiểm soát quá trình và sản phẩm dịch vụ do bên ngoài cung cấp.
  • Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.
  • Nhận biết và truy xuất nguồn gốc.
  • Tài sản của khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài.
  • Bảo toàn – Hoạt động sau giao hàng.
  • Kiểm soát sự thay đổi – Thông qua sản phẩm và dịch vụ.
  • Kiểm soát đầu ra không phù hợp.
  • Chuẩn bị sẵn sàng và chủ động đối phó với tình huống khẩn cấp.

Theo dõi – Đo lường – Phân tích

  • Theo dõi – đo lường – phân tích và đánh giá.
  • Sự thỏa mãn của khách hàng.
  • Phân tích và đánh giá.
  • Xem xét của lãnh đạo.

Cải tiến

  • Sự không phù hợp và hành động khắc phục.
  • Cải tiến liên tục.

Phần III. Phương pháp cập nhật chỉnh sửa tài liệu hệ thống ISO 22000:2018

  • Một số lưu ý trong quá trình vận hành/ duy trì hệ thống ISO 22000.
  • Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm và hành động thực hiện khi cập nhật hệ thống ISO 22000:2018.
  • Cấu trúc tài liệu hệ thống ISO 22000.
  • Các bước điều chỉnh tài liệu hệ thống ISO.
  • Phương pháp chỉnh sửa tài liệu hệ thống các quy trình/ thủ tục/ HDCV,…
  • Nguyên tắc triển khai duy trì áp dụng tài liệu hệ thống ISO hiệu quả.

Phần IV. Chương trình đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên giá đánh giá

  • Vai trò của đánh giá viên nội bộ.
  • Tiêu chuẩn năng lực của đánh giá viên và của trưởng đoàn.
  • Phong cách cá nhân.
  • Kiến thức và kỹ năng.
  • Duy trì và cải tiến năng lực.
  • Đánh giá chuyên gia đánh giá.

Quản lý chương trình đánh giá

  • Mục tiêu của chương trình đánh giá.
  • Thiết lập chương trình đánh giá và làm bài tập lập chương trình đánh giá.
  • Lựa chọn và chỉ định đoàn đánh giá.
  • Thực hiện chương trình đánh giá.
  • Xem xét và cải tiến chương trình đánh giá.
  • Chuẩn bị check list đánh giá.
  • Tiến hành đánh giá tài liệu.
  • Chuẩn bị đánh giá tại hiện trường.
  • Quy trình tổ chức đánh giá nội bộ.

Thực hiện đánh giá

  • Bắt đầu cuộc đánh giá.
  • Chuẩn bị các hoạt động đánh giá.
  • Họp khai mạc và thí dụ về họp khai mạc.
  • Tiến hành các hoạt động đánh giá.
  • Chuẩn bị và gửi báo cáo đánh giá.
  • Hoàn thành cuộc đánh giá.
  • Tiến hành đánh giá theo dõi.

Kỹ thuật đánh giá

  • Các loại hình đánh giá.
  • Đánh giá theo quá trình.
  • Đánh giá truy vết.
  • Truy tìm bằng chứng.
  • Ghi nhận các điểm phát hiện.
  • Lập hồ sơ báo cáo đánh giá.

Phần V. Tổng kết

  • Tổng kết tiêu chuẩn.
  • Ôn tập.
  • Làm bài kiểm tra đánh giá cuối khóa.
  • Cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học ISO 22000.

Thông tin khóa học nhận thức chung về ISO 22000:2018

  • Đơn vị đào tạo: Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (CAC).
  • Địa điểm học: A29 Lô 12 khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Thời lượng khóa học: 03 buổi/khóa (2 ngày).
  • Hình thức học: Lý thuyết, thực hành tình huống, test kiến thức.
  • Phương tiện hỗ trợ đào tạo: Chứng nhận cung cấp đầy đủ máy chiếu, bảng, tài liệu, trà bánh.
  • Chứng chỉ: Sau khi chấm bài và học viên đạt điểm yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nhận thức chung ISO 22000:2018.
  • Hỗ trợ khác: Sau khi hoàn thành khóa học, Chứng chỉ CAC hỗ trợ học viên giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tình huống cụ thể.
  • Liên hệ: hotline – 0912.958.536 – email: cskh.chungnhancac@gmail.com.

Xem thêm: Khóa đào tạo nhận thức chung về ISO 9001:2015

Xem thêm: Khóa đào tạo nhận thức chung về ISO 14001:2015

Và đó là những nội dung về khóa học ISO 22000 mà CAC muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn cũng như tổ chức của mình áp dụng tiêu chuẩn này một cách có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin liên hệ tới sđt: 0912.958.536 hoặc Email cskh.chungnhancac@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook