094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

Nguyên tắc sử dụng phân hữu cơ trong cách tác hữu cơ

Chúng ta – những người làm nông nghiệp, đều hiểu rõ được tầm quan trọng của phân hữu cơ, đặc biệt là trong trồng trọt hữu cơ. Phân hữu cơ được hiểu rộng ra bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và vật nuôi ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải. Được bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất.

Vậy khi sử dụng dụng phân hữu cơ trong canh tác nói chung và canh tác hữu cơ nó riêng cần nắm rõ những nguyên tắc gì để đạt được hiệu quả tối đa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Vai trò của phân hữu cơ

Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng thông qua các đặc tính lý, hóa của đất.

• Cung cấp đạm, lân, lưu huỳnh và các vi lượng một cách chậm cho cây. Tích trữ dưỡng chất từ phân hóa học. Khắc phục các yếu tố hạn chế trong đất như Fe, Al và Mn.

• Cải thiện cấu trúc của đất. Làm đất có nhiều lỗ rỗng hơn vì thế đất trở nên thông thoáng. Giúp sự di chuyển của nước trong đất dễ dàng, giữ được nhiều nước hơn.

• Phân hữu cơ có tính đệm cao, giúp cây trồng ít bị sốc khi pH đất thay đổi đổi ngột do bón các loại phân chua/ kiềm sinh lý vào đất.

• Kích thích cây trồng phát triển. Do có sự hiện diện của những chất có chức năng như chất điều hòa sinh trưởng thực vật có trong mùn hữu cơ, có hoạt tính tương tự như IAA, gibberellin, cytokinin, hoặc là những chất ngăn cản sự phân hủy auxin.

• Kích thích sự tăng trưởng của các vi sinh vật hữu ích và giun đất.

• Ức chế một số bệnh cây trồng. bệnh trong đất và ký sinh trùng.

• Kiểm soát bệnh cây trồng như bệnh thối rễ gây ra do nấm Pythium, nấm Rhizoctonia,…

Bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất vì vậy có khả năng làm tăng năng suất nhiều loại cây trồng.

• Cùng với phân khoáng, phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong canh tác hữu cơ.

Phân hữu cơ từ xơ dừa

2. Nguyên tắc sử dụng phân hữu cơ

Sử dụng cho rau màu: Bắt buộc phải ủ hoai

Bón cho cây lâu năm: Có thể ủ bán hoai mục hoặc ủ hoai. Nếu không ủ mà bón trực tiếp vào đất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc hữu cơ, đặc biệt quá trình phân giải trong điều kiện đất yếm khí (thiếu oxy).

Trồng trọt hữu cơ khuyến khích sử dụng phân chuồng từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ và để làm hoai mục phân ủ, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.

Nếu phân đã hoai, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Tùy vào mục đích cải tạo đất hoặc cung cấp chất dinh dưỡng mà bạn lựa chọn loại phân hữu cơ cho phù hợp.

Chất hữu cơ trong đất sẽ bị phân giải theo thời gian, đặc biệt vùng nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta thì khả năng phân giải càng mạnh mẽ, chất hữu cơ sẽ suy giảm nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần phải bón hữu cơ duy trì hằng năm (kể cả đất giàu hữu cơ). Nếu đất bị suy giảm chất hữu cơ trầm trọng/kiệt quệ chất hữu cơ thì rất khó để phục hồi, và đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức. Bên cạnh đó, đất suy thoái chất hữu cơ, sức sản xuất kém, dẫn đến hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tiến hành ủ hoai phân hữu cơ

>> Mời bạn xem thêm thông tin Điều kiện để chứng nhận nông nghiệp hữu cơ

3. Cách sử dụng phân hữu cơ

Bón lót

Đa số chúng ta đều gặp lỗi ở khâu này, khi mà chúng ta chỉ bón lót ở trong hố trồng. Tuy nhiên, cách bón phù hợp hơn là bón lót ngoài hố. Theo phương pháp rải phân khắp vườn và trộn đều với đất. Áp dụng cho đất chuẩn bị xuống giống trồng cây.

Bón thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong thời kỳ này, năm nào cũng nên bón 1 lần phân chuồng/phân hữu cơ hoai mục. Vì phân chuồng ngoài chất dinh dưỡng còn giúp đất tăng độ mùn. Bên cạnh đó, cây trồng ở giai đoạn này hệ rễ còn chưa hoàn chỉnh nên khi bón cũng ít ảnh hưởng đến rễ.

Cách bón: Bón từ 10-20kg/ gốc, rải phân theo hình chiếu của tán cây, sau đó trộn đều phân hữu cơ với đất mặt từ 15 – 20cm. Tưới giữ ẩm và che phủ bằng vật liệu hữu cơ.

Bón sau thu hoạch

Đây là giai đoạn đất và cây cần phục hồi sau một mùa vụ. Do đó, lượng bón giai đoạn này nhiều hơn giai đoạn kiến thiết.

Cách bón: Trộn đều phân hữu cơ và đất với nhau theo hình chiếu của tán cây, sâu 15-20m, cần chú ý tránh làm đứt rễ của cây. Hoặc để hạn chế sự ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, có thể bón rải mặt theo vòng tròn quanh tán và phủ bằng một lớp đất mỏng 5cm. Tưới giữ ẩm và che phủ bằng các vật liệu hữu cơ.

Phân hữu cơ là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để tạo ra sản phẩm hữu cơ có chất lượng. Vậy ngoài phân hữu cơ ra, quá trình canh tác hữu cơ còn cần lưu ý những vấn đề gì? Liên hệ với Chứng nhận CAC để được tư vấn, đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ TCVN 11041-2:2017

Điện thoại/zalo: 0913261823 (MS. Vòng)

Email: vongvt.icb@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook