094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

Điều kiện để chứng nhận nông nghiệp hữu cơ – ORGANIC – Trồng trọt hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác Nông nghiệp khá phổ biến hiện nay trên thế giới. Cùng với đó, Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời; người nông dân chăm chỉ, cần cù và sáng tạo. Đó cũng là một lợi thế để phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở nước ta. Vậy, điều kiện để một cơ sở sản xuất dược chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ – Organic là gì? Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn đọc trong bài viết này.

Nông Nghiệp hữu cơ là gì?

Nông nghiệp hữu cơ (Organic agriculture) là các hệ thống quản lý sản xuất một cách toàn diện nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng. Nông nghiệp hữu cơ đồng thời đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe sinh thái nông nghiệp; bao gồm cả phát triển đa dạng sinh học, các chu trình sinh học; năng suất sinh học. Hệ thống sản xuất hữu cơ nhằm duy trì sức khỏe của đất; hệ sinh thái và con người; dựa trên các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và sự thích nghi với điều kiện từng vùng miền. Từ đó đồng thời giảm thiểu sử dụng các đầu vào có tác động không tốt. 

Nguyên tắc của Nông nghiệp hữu cơ

Để áp dụng thực hành Nông nghiệp hữu cơ, cần phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây:

  • Cần phải Áp dụng quản lý hữu cơ trong dài hạn, bền vững theo hướng sinh thái và có tính hệ thống
  • Độ phì nhiêu của đất phải được đảm bảo trong dài hạn và dựa trên các đặc tính sinh học của đất.
  • Tái chế các chất thải có nguồn gốc từ thực vật và từ động vật. Nhằm trả lại các chất dinh dưỡng cho đất. Từ đó làm giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên không thể phục hồi; đồng thời nâng cao hoạt tính sinh học của đất.
  • Sử dụng đất đai, nước và không khí một cách hợp lý; cũng như giảm thiểu các ô nhiễm đến môi trường do hoạt động nông nghiệp gây nên.
  • Đối với các yếu tố đặc trưng như Lịch sử vùng đất, loại cây trồng và vật nuôi để sản xuất; Thông qua các giai đoạn chuyển đổi thích hợp mà thiết lập các phương pháp phù hợp cho mọi trang trại.

Điều kiện chứng nhận nông nghiệp hữu cơ

Mục đích của tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ – Organic

Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ được xây dựng nhằm mục đích cung cấp các yêu cầu về sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ để sử dụng làm thực phẩm. 

Mục đích của tiêu chuẩn này là:

  • Bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối bởi những thực phẩm tràn lan trên thị trường. Tránh các gian lận trong thương mại và tránh việc công bố sản phẩm vô căn cứ như thực phẩm sạch hay thực phẩm an toàn mà không rõ nguồn gốc.
  • Bảo vệ các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm hữu cơ trước việc các cơ sở khác sản xuất theo phương thức khác bị hiểu nhầm là sản phẩm hữu cơ. Từ đó sẽ làm gia tăng uy tín của các cơ sở sản xuất.
  • Bảo đảm tất cả các giai đoạn từ việc sản xuất, chăm sóc, sơ chế, chế biến; bảo quản, vận chuyển đến marketing cho sản phẩm đều được kiểm tra và tuân thủ theo quy định tiêu chuẩn.
  • Duy trì và tăng cường hệ thống sản xuất Nông nghiệp hữu cơ. Cải thiện chất lượng đất. duy trì tính bền vững của hệ sinh thái. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hữu cơ.

Điều kiện để được chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ – Organic

Điều kiện để được chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ – Organic như sau:

1. Quy hoạch vùng sản xuất theo chuẩn Organic

Khu vực trồng trọt hữu cơ phải được khoanh vùng; phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ; cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương.

2. Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ Organic

Giai đoạn chuyển đổi áp dụng trên một phần hoặc toàn bộ diện tích sản xuất phải ít nhất là:

  • Đối với cây hàng năm: tối thiểu 12 tháng cho đến khi gieo hạt hoặc trồng cây;
  • Đối với cây lâu năm: tối thiểu 18 tháng cho đến khi thu hoạch vụ đầu tiên.

Thời điểm bắt đầu chuyển đổi là ngày ghi nhận việc quản lý sản xuất hữu cơ trong hồ sơ hoặc ngày mà tổ chức chứng nhận chấp nhận đơn đăng ký.

3. Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học theo chuẩn Organic

Trong sản xuất hữu cơ, không thực hiện các hoạt động có tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Ví dụ: Khu bảo tồn động vật hoang dã, rừng đầu nguồn.

4. Lựa chọn loài và giống cây trồng theo chuẩn Organic

Hạt giống và vật liệu nhân giống vô tính (ví dụ: cành dùng để giâm hoặc chiết, mắt ghép, mô nuôi cấy…) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Không sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen;
  • Ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ (giống hữu cơ);
  • Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất (một thế hệ/vòng đời) đối với cây hàng năm hoặc ít nhất hai vụ thu hoạch đối với cây lâu năm;
  • Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa. Nếu không có giống bản địa thì sử dụng giống thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, có nguồn gốc rõ ràng;
  • Sử dụng giống cây trồng không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý thì các chất đó phải được nêu trong Phụ lục 2. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất không phải các chất được nêu trong Phụ lục 2 thì phải loại bỏ các chất đó khỏi giống cây trồng trước khi sử dụng.

5. Quản lý đất theo chuẩn Organic

Đất canh tác trong trồng trọt hữu cơ phải có độ phì và hoạt tính sinh học của đất cần được duy trì hoặc tăng cường khi thích hợp, bằng cách:

  • Trồng các loại cây họ Đậu, cây phân xanh và các loài thực vật có rễ đâm sâu theo chu kỳ luân canh thích hợp.
  • Đưa vào đất các vật liệu hữu cơ, có thể ủ hoặc không ủ, bao gồm cả các chế phẩm sinh học từ bột xương, phân chuồng hoặc phân xanh.

6. Quản lý nước theo chuẩn Organic

Nguồn nước sử dụng trong trồng trọt cần được sử dụng hợp lý theo nhu cầu của cây trồng và tránh lãng phí. Phải bảo vệ nguồn nước để tránh bị ô nhiễm.

7. Quản lý phân bón theo chuẩn Organic

Sản xuất hữu cơ chỉ sử dụng các loại phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học để tăng độ phì của đất, ví dụ: phân xanh và phân ủ (compost).

Sản xuất hữu cơ không sử dụng:

  • Phân bón tổng hợp;
  • Phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học, ví dụ: các superphosphat.

Sản xuất hữu cơ không sử dụng phân bắc đối với cây trồng dùng làm thực phẩm.

Các sản phẩm phụ từ chăn nuôi, ví dụ phân chuồng từ bãi chứa trong trang trại có thể dùng để bón cho cây trồng. Khuyến khích sử dụng phân chuồng từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ.

Để làm hoai mục phân ủ, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.

8. Quản lý sinh vật gây hại theo chuẩn Organic

Cơ sở phải có các biện pháp ngăn ngừa sinh vật gây hại (vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, có dại…). Có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Thực hiện luân canh cây trồng, quản lý dinh dưỡng đối với đất và cây trồng;
  • Các biện pháp vệ sinh để loại bỏ các mầm bệnh, hạt cỏ dại và môi trường sống cho sinh vật gây hại;
  • Sử dụng loài, giống cây trồng có khả năng kháng các loài sinh vật gây hại phổ biến và thích nghi với môi trường;
  • Để kiểm soát sinh vật gây hại, có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
  • Bảo vệ các loài thiên địch của sinh vật gây hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi, ví dụ: làm hàng rào, địa điểm làm tổ, các vùng sinh thái đệm để duy trì thảm thực vật ban đầu cho các loài côn trùng ăn sinh vật gây hại;
  • Phóng thích các loài thiên địch, bao gồm cả các loài côn trùng ăn thịt và các loài ký sinh;
  • Trồng cây xua đuổi sinh vật gây hại, cây dẫn dụ thiên địch;
  • Dùng bẫy, rào chắn, ánh sáng, nhiệt độ và tiếng động.
  • Đối với cỏ dại, có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:
  • Cắt tỉa;
  • Cho vật nuôi gặm cỏ;
  • Nhổ cỏ bằng tay;
  • Canh tác bằng cơ giới (cày xới đất);
  • Đốt cỏ dại với điều kiện không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đất;
  • Che phủ bằng các vật liệu tự nhiên hoặc các vật liệu khác có thể phân hủy sinh học hoàn toàn;
  • Che phủ bằng chất dẻo hoặc các vật liệu tổng hợp khác. Các vật liệu này phải được thu gom ra khỏi khu vực trồng trọt vào cuối mùa vụ.
  • Đối với dịch bệnh, có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:
  • Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh;
  • Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp.

9. Kiểm soát ô nhiễm theo chuẩn Organic

  • Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu sử dụng trong quá trình trồng trọt hữu cơ được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Các thiết bị phòng trừ sinh vật gây hại đã được sử dụng trong sản xuất thông thường không được sử dụng trong sản xuất hữu cơ;
  • Khuyến khích sử dụng các vật liệu che phủ đất tự phân hủy, vật liệu thân thiện với môi trường. Trường hợp không có vật liệu trên, sử dụng vật liệu khác nhưng phải thu gom, xử lý triệt để; 
  • Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha bình bơm phải được che mưa, che nắng, cách ly với khu vực sản xuất, khu vực chứa sản phẩm và nguồn nước tưới.

10. Kế hoạch sản xuất hữu cơ theo chuẩn Organic

Yêu cầu mỗi cơ sở sản xuất theo hướng Nông nghiệp hữu cơ phải có kế hoạch sản xuất; chăm sóc cho từng loại cây hoặc nhóm cây trồng.

11. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

  • Việc lưu giữ hồ sơ nhằm đảm bảo truy xuất được tính toàn vẹn trong toàn bộ hoạt động sản xuất hữu cơ và khả năng thu hồi sản phẩm bằng cách theo dõi dữ liệu sản xuất và số lượng của từng bước trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc bán hàng.
  • Mỗi điểm sản xuất riêng biệt được nhận diện bằng tên hoặc mã hiệu. Tên hoặc mã hiệu được đặt tại điểm sản xuất và được ghi lại trên bản đồ. Tên hoặc mã hiệu của địa điểm được lưu giữ lại trên tất cả các tài liệu và hồ sơ liên quan đến địa điểm đó.
  • Cơ sở phải duy trì hồ sơ về việc mua hàng, kiểm kê hàng tồn kho của tất cả các vật tư, nguyên liệu đầu vào sử dụng cho sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.
  • Tài liệu, hồ sơ phải nhận diện rõ nguồn gốc, quá trình vận chuyển, sử dụng và kiểm kê các vật tư, nguyên liệu đầu vào không hữu cơ ở tất cả các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản.
  • Hồ sơ, tài liệu và cơ sở dữ liệu phải cho phép truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ tại bất cứ thời điểm nào.
  • Các hồ sơ nói trên phải được lưu trữ trong ít nhất 5 năm.

TƯ VẤN CHỨNG NHẬN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ – ORGANIC UY TÍN, CHẤT LƯỢNG 

Công ty cổ phần chứng nhận CAC

Địa chỉ: A29, lô 12, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

SĐT/Zalo: 0918932136 (Ms. Điệp)

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook