094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

Chi phí chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN

Chứng nhận hợp quy thành công sản phẩm thép làm cốt bê tông cho phép doanh nghiệp bạn đánh dấu các sản phẩm của mình bằng dấu chứng nhận CR. Theo QCVN 7:2019/BKHCN chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là điều bắt buộc với tất cả những nhà sản xuất nhằm đảm bảo về lợi ích và chất lượng cho người sử dụng. 

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là gì?

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là chứng nhận sản phẩm thép phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Theo quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia QCVN 7:2019/BKHCN thì đây là chứng nhận bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cho công trình lẫn sự an toàn của con người. Thép là sản phẩm tạo nên kết cấu chính cho hầu hết các công trình xây dựng, vì vậy chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thép của chính doanh nghiệp và giúp gia tăng giá trị cho chính sản phẩm.

Tại sao phải chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông?

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN là bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước, nhập khẩu thép làm cốt bê tông trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường. 

Việc chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, chất lượng cho công trình xây dựng sử dụng thép này và an toàn cho sức khỏe con người trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ, sử dụng. Ngoài ra, việc chứng nhận hợp quy còn giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối tượng nào cần phải chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông?

1. Quy chuẩn chứng nhận này phù hợp với các cá nhân và tổ chức sau:

  • Các công ty/ doanh nghiệp sản xuất thép
  • Đơn vị nhập khẩu, phân phối thép làm cốt bê tông

2. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với việc làm chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất thép làm cốt bê tông trong nước phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn hàng hóa phù hợp với các yêu cầu quy định và tuân thủ quy định về quản lý tại của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 7:2019/BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép làm cốt bê tông phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định và tuân thủ quy định quản lý của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 7:2019/BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép làm cốt bê tông có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng hóa đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu.

>> Mời bạn xem thêm: Hợp chuẩn vữa bê tông trộn sẵn

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông đem lại những lợi ích gì?

Tiến hành chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông điều này sẽ giúp tạo được lòng tin đối của khách hàng đối với nhà sản xuất đồng thời nâng cao sự uy tín của những nhà sản xuất, kinh doanh đó. Từ đó sẽ giúp cho nhà sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm mà mình cung cấp. Những lợi ích to lớn của chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN có thể kể đến như sau:

  • Chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật giúp sản phẩm lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn và trách các thủ tục pháp lý không mong muốn.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu của quy chuẩn, có thể sử dụng trong thi công, xây dựng công trình, giảm thiểu tai nạn do lỗi thuộc về sản phẩm.
  • Đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe cho cộng đồng. Tạo niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh từ đó gia tăng khả năng đấu thầu/ trúng thầu.

Chi phí chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông

Những điều cần biết về tính bắt buộc của chứng nhận hợp quy 

1. Quy định xử phạt theo điều 19, chương II, Nghị định 119/2017/NĐ-CP:

  • Phạt tới 300.000.000đ nếu sản xuất, nhập khẩu sản phẩm có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (QCVN).
  • Phạt 15.000.000đ – 30.000.000đ nếu: Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy; Không duy trì kiểm soát chất lượng sản phẩm, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
  • Phạt 30.000.000đ – 40.000.000đ nếu: Không chứng nhận hợp quy; không công bố hợp quy; không sử dụng dấu hợp quy.

2. Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông (theo Thông tư 28:2012/BKHCN)

Thực hiện thủ tục công bố hợp quy của sản phẩm thể hiện việc sản phẩm đó đã đáp ứng những chỉ tiêu chất lượng và phù hợp với quy định trong quy chuẩn; tiêu chuẩn có liên quan khác. Những hồ sơ cần chuẩn bị để công bố chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông như sau:

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
  • Kế hoạch giám sát định kỳ.
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
  • Kết quả thử nghiệm; 
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001.

3. Công bố hợp quy thép làm cốt bê tông

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông phải tiến hành công bố hợp quy tại Sở Khoa học Công nghệ mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ công bố hợp quy thép làm cốt bê tông bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy cốt thép bê tông (theo form Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/BKHCN)
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của luật pháp)
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh/Thành phố
  • Thời gian giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Chi phí đánh giá, chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm thép làm cốt bê tông phù hợp với các yêu cầu của QCVN 7:2019/BKHCN, sau đó sẽ tiến hành bốc mẫu sản phẩm điển hình để thử nghiệm. Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm chỉ thay đổi nhỏ khi tính phí thử nghiệm theo sản phẩm doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm thép làm cốt bê tông cùng có tên trong QCVN 7:2019/BKHCN.

Theo thông tư TT28/2012/BKHCN quy định nhà sản xuất chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phương thức 5 bắt buộc phải được đánh giá giám sát tối thiểu 1 lần/năm. Như vậy với hiệu lực 3 năm của chứng chỉ sản phẩm; hiệu lực 1 năm của kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm thì bên cạnh chi phí đánh giá, chứng nhận năm đầu thì nhà sản xuất còn phải trả thêm 2 lần “chi phí đánh giá giám sát hàng năm sản phẩm & thử nghiệm”.

Chi phí thử nghiệm mẫu sản phẩm: Mẫu sản phẩm điển hình được lấy tại nơi sản xuất sẽ được gửi đi thử nghiệm. Kết quả đó được dùng để so sánh với mức yêu cầu của các chỉ tiêu thử nghiệm được quy định trong QCVN 7:2019/BKHCN. Chi phí thử nghiệm các sản phẩm khác loại sẽ khác nhau, do có các chỉ tiêu thử nghiệm khác nhau. 

Chi phí đánh giá, chứng nhận ISO 9001:2015 + Chi phí đánh giá, chứng nhận thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN liên hệ với chuyên viên tư vấn để được báo giá tốt nhất. Do còn có các chi phí giám sát hằng năm cùng các chi phí thử nghiệm sản phẩm nên quý doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp chuyên viên tư vấn theo thông tin cuối bài để nhận được tư vấn thêm và hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục.

Tổ chức chứng nhận uy tín đủ năng lực để cấp chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2019/BKHCN

1. Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) 

Làm việc trực tiếp, miễn qua trung gian môi giới và các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

2. Công ty Cổ phần Chứng nhận CAC

Với phương châm “Chăm sóc trước khi mua không bằng chăm sóc sau khi bán” Chứng nhận CAC luôn luôn lắng nghe và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ đánh giá và chứng nhận của CAC.

  • Đội ngũ tư vấn tận tình, chuyên gia giàu kinh nghiệm
  • Chi phí trọn gói (không phát sinh phụ phí)
  • Quy trình làm việc không rườm rà
  • Ưu đãi lên tới 9.000.000 đồng đối với khách hàng sử dụng 03 dịch vụ
  • Hỗ trợ khách hàng 100% các vấn đề sau khi kết thúc hợp đồng

Liên hệ để nhận tư vấn miễn phí: SĐT/Zalo: 091 692 3311 (Ms. Thúy). 

Email: thuydang.cac@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook