094 653 9889

0911 289 136

0912 958 536

0919 382 332

Top 5 Tổ Chức Chứng Nhận ISO Hàng Đầu Việt Nam Hiện Nay

Doanh nghiệp của bạn đang đau đầu tìm kiếm tổ chức chứng nhận ISO chuyên nghiệp, uy tín, nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả? Tổ chức chứng nhận nào sẽ giúp doanh nghiệp của bạn áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO vào hệ thống của doanh nghiệp? Thậm chí bạn còn chưa biết đến việc doanh nghiệp của mình hiện đang cần làm chứng nhận nào phù hợp nhất? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về các tổ chức chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam hiện nay. Qua đó, chúng tôi mong muốn có thể giúp bạn tìm được tổ chức chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Tổ chức chứng nhận là gì?

Theo định nghĩa, chứng nhận là việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn và thông lệ quốc tế. Hệ thống quản lý, sản phẩm hoặc quy trình có thể được chứng nhận. Ví dụ về HTQL (hệ thống quản lý) bao gồm HTQL chất lượng, HTQL an toàn môi trường, HTQL an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các sản phẩm có thể chứng nhận như: bê tông , vật liệu xây dựng, thiết bị điện và các quy trình đảm bảo an toàn là mục tiêu của chứng nhận sản phẩm.

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá, thẩm xét liệu HTQL, sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu nêu trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông lệ quốc tế tương ứng hay không. Có nhiều loại phương pháp đánh giá khác nhau và chúng có thể bao gồm việc đánh giá, thử nghiệm sản phẩm hoặc thu thập các bằng chứng phù hợp từ các hoạt động thực tế dựa trên tài liệu và văn bản.

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ dựa trên đánh giá sự phù hợp trong đó xác minh rằng HTQL, sản phẩm, quá trình hoặc nhân sự đáp ứng các yêu cầu quy định. Chứng nhận có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ thực hiện tái chứng nhận. Để duy trì chứng nhận, HTQL và sản phẩm phải được đánh giá giám sát hàng năm tối thiểu một năm 1 lần, trong thời gian hiệu lực 3 năm của chứng nhận.

Các tổ chức chứng nhận là bên thứ ba không thiên vị, độc lập với công ty, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và họ phải có năng lực được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế và các điều kiện tiên quyết khác cho hoạt động của họ.

Tổ chức chứng nhận ISO

Thế nào được coi là một tổ chức chứng nhận ISO đủ năng lực?

Tổ chức chứng nhận ISO cấp các chứng chỉ ISO như: Chứng nhận ISO 9001, chứng nhận ISO 45001, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận ISO 13485, chứng nhận ISO 22000, … Nhưng không phải tổ chức chứng nhận nào cũng có đủ năng lực để cấp một số loại chứng nhận ISO nêu trên. Do đó, quý doanh nghiệp nên tìm hiểu năng lực của tổ chức chứng nhận thật kỹ càng trước khi lựa chọn.

Điều kiện để được công nhận là một tổ chức chứng nhận ISO đủ năng lực:

  • Phải có giấy phép đăng ký hoạt động chứng nhận theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP
  • Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Được các tổ chức công nhận thừa nhận năng lực đánh giá chứng nhận sự phù hợp theo chuẩn mực ISO/IEC 17021.

Top 5 tổ chức chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều tổ chức chứng nhận, để thuận tiện cho các doanh nghiệp lựa chọn được các tổ chức chứng nhận phù hợp, chúng tôi xin đưa ra top 5 tổ chức chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam hiện nay:

1. Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB)

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) là tổ chức chứng nhận độc lập của Việt Nam. ICB đã được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng của Bộ Khoa Học Công Nghệ công nhận đủ năng lực tiến hành hoạt động chứng nhận sản phẩm tại Việt Nam.

Không những vậy, ICB cũng đã được Tổ Chức Công Nhận Chất Lượng (BoA), Diễn Đàn Các Tổ Chức Công Nhận Quốc Tế (IAF) công nhận đủ năng lực tiến hành hoạt động chứng nhận trên toàn thế giới.Bên cạnh đó, ICB được tin tưởng chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương, …

Công ty chứng nhận ICB

Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ICB đã cung cấp dịch vụ đến hơn 10000 khách hàng trên toàn quốc. ICB cung cấp dịch vụ chứng nhận trong nhiều lĩnh vực, dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý của ICB: ISO 9001, ISO 45001, ISO 14001, ISO 13485, ISO 22000, HACCP, OHSAS 18001, GMP, BRC, FSSC 22000.

Ngoài ra, ICB còn đa dạng cung cấp các dịch vụ nhờ có các phòng thử nghiệm đạt chuẩn. Dịch vụ hợp quy sản phẩm cỉa ICB: Keo dán gỗ, thép cốt bê tông, vật liệu xây dựng, … Dịch vụ hợp chuẩn sản phẩm của ICB: đồ bảo hộ lao động, nông nghiệp hữu cơ, Viet GAP, thiết bị điện, …

Địa chỉ:

Trụ sở chính: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Văn phòng miền Nam: 201/114 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 748 863

2. Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE)

Vinacontrol CE là một tổ chức chứng nhận của Việt Nam và có trụ sở đặt tại Việt Nam. Các dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý bao gồm: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP, OHSAS 18001, ISO 45001, …

Địa chỉ: Số 54 phố Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)

QUACERT là một tổ chức chứng nhận của Việt Nam. Dịch vụ Chứng nhận của QUACERT được tổ chức JAS-ANZ của chính phủ Australia và New Zealand công nhận. Các dịch vụ chứng nhận bao gồm: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 27001, ISO/TS 29001, …

Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

4. Det Norske Veritas (D.N.V)

D.N.V là một trong các tổ chức chứng nhận của Na Uy. Dịch vụ chứng nhận của D.N.V: ISO 9001, ISO/TS 16949, ISO 14001, HACCP, …

Địa chỉ: 100 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Công ty Cổ phần Chứng nhận CAC

CAC là tổ chức chứng nhận độc lập của Việt Nam. Dịch cụ của CAC: ISO 9001, ISO 45001, ISO 14001, ISO 13485, ISO 22000, HACCP, OHSAS 18001, VietGAP, …

Địa chỉ: A29 lô 12 khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Những điều cần cân nhắc khi chọn tổ chức chứng nhận

Với rất nhiều tổ chức chứng nhận ISO để lựa chọn, làm thế nào bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn? Không có câu trả lời chung, vì các tổ chức khác nhau sẽ có năng lực đánh giá chứng nhận khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề cần xem xét khi lựa chọn tổ chức chứng nhận, để có thể thu được nhiều giá trị hơn là chỉ nhận được một tờ giấy nói rằng bạn đã được chứng nhận.

1. Tổ chức chứng nhận có danh tiếng

Nếu bạn muốn sử dụng chứng chỉ của mình cho mục đích làm hình ảnh thương hiệu, hãy nghiên cứu trên Google và phương tiện truyền thông xã hội để đánh giá danh tiếng của từng tổ chức chứng nhận. Bạn không thể mạo hiểm thời gian và tiền bạc mà bạn dành cho một tổ chức chứng nhận chỉ để nhận lại một dịch vụ chứng nhận chất lượng kém.

2. Tổ chức chứng nhận đã được công nhận năng lực

Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể đưa cho bạn một mảnh giấy và nói rằng bạn được chứng nhận, nhưng không phải tổ chức nào cũng được công nhận về mặt pháp lý để làm như vậy – do đó, bạn cần kiểm tra xem tổ chức chứng nhận đó có giấy phép hoạt động không.

3. Tổ chức chứng nhận có chuyên môn, giàu năng lực

Bạn cần tổ chức chứng nhận ISO của mình hiểu rõ nội dung và hoạt động kinh doanh của mình để có thể tiết kiệm thời gian. Ngay cả khi bạn có thể muốn chọn một chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm thấp để dễ dàng tiếp cận, thì việc có một chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm thực sự là lợi ích tốt nhất của bạn, bởi vì, nếu không, bạn có thể bỏ lỡ một số thông tin chi tiết có giá trị.

4. Tổ chức chứng nhận định hướng kết quả

Tổ chức chứng nhận ISO cho bạn có thực sự quan tâm đến việc bạn đạt được kết quả tốt nhất hay không? Hỏi họ về những cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu quản lý chất lượng và làm việc với họ để tạo ra thành công mà doanh nghiệp của bạn cần.

5. Tổ chức chứng nhận có văn hóa doanh nghiệp tương đồng

Doanh nghiệp của bạn sẽ tốt hơn nhiều khi làm việc với một tổ chức chứng nhận hiểu bạn và doanh nghiệp của bạn – sự phù hợp văn hóa sẽ làm cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả hơn rất nhiều.

6. Giá cả không phải là tiêu chí duy nhất

Chi phí của Chứng nhận ISO cũng nên được xem xét nhưng bạn nên cân nhắc so sánh với những lợi ích khác mà tổ chức chứng nhận mang lại. Hãy thận trọng trong việc nghiên cứu các mức giá khác nhau xung quanh bạn và tiến hành một phân tích chi phí – lợi ích đơn giản để xác định xem liệu dịch vụ họ đang cung cấp có thực sự xứng đáng với mức giá họ báo hay không.

Đảm bảo bạn được báo giá cho cả chi phí chứng nhận 3 năm cũng như các khoản phí ban đầu và được thông báo rõ ràng về các dịch vụ đã được bao gồm hoặc chưa bao gồm trong báo giá. Hãy thực hiện thẩm định và chọn tổ chức chứng nhận phù hợp theo những tiêu chí mà công ty, doanh nghiệp của bạn đánh giá cao.

Liên hệ để nhận tư vấn miễn phí: SĐT/Zalo: 0869 139 904 (Ms. Thúy). Email: thuydang.cac@gmail.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Live Facebook